Thiết kế web tĩnh là gì? Ưu nhược điểm của loại hình này ra sao? Vì sao web tĩnh chỉ thích hợp với cá nhân, đơn vị có ít thông tin hoặc không cần thay đổi về nội dung.

Bạn đang cần thiết kế 1 website cho riêng mình hoặc đơn vị? Bạn băn khoăn không biết nên chọn lựa thiết kế web tĩnh hay là động? Chính vì thế mà bài viết hôm nay Quốc Khánh sẽ giới thiệu cho bạn toàn bộ thông tin quan trọng về web tĩnh cũng như các ưu nhược điểm của hình thức web này. Để từ đó bạn có thể dễ dàng hiểu rõ hơn cũng như lựa chọn cho mình được 1 kiểu thiết kế web phù hợp nhất.

Thiết kế web tĩnh là gì?

Có lẽ web tĩnh chẳng còn xa lạ gì đối với những ai học lập trình hay thiết kế. Tuy nhiên, với những người ngoại đạo thì khái niệm này còn khá mới mẻ và khó hiểu.

Web tĩnh là loại hình trang không có nguồn cơ sở dữ liệu đi kèm

Về cơ bản bạn có thể hiểu thiết kế web tĩnh là loại hình thiết kế trang không có nguồn cơ sở dữ liệu đi kèm và thường được xây dựng bằng các ngôn ngữ thông dụng: HTML, DHTML,… Chính vì thế mà nó được nhiều cá nhân, đơn vị sử dụng khi mới làm quen và bắt đầu với môi trường mạng.

Ưu, nhược điểm của web tĩnh

Được đánh giá là một loại hình website dễ sử dụng, dễ thiết lập lên web tĩnh hiện đang là lựa chọn hàng đầu của nhiều cá nhân, đơn vị khi mới làm quen với internet. Vậy chi tiết loại hình web này có ưu và nhược điểm gì? Hãy cùng Quốc Khánh điểm qua dựa vào những đánh giá sau:

Ưu điểm

Sở dĩ thiết kế web tĩnh được nhiều người hướng đến bởi nó có những đặc điểm nổi bật:

  • Giao diện dễ nhìn và dễ sử dụng: Là 1 loại hình được đầu tư kỹ về phần đồ họa trong thiết kế, vì vậy mà web tĩnh thường thu hút người nhìn hơn. Đồng thời trang web còn cho phép bạn có thể hoàn toàn tự do trình bày ý tưởng đồ họa. Chính vì thế mà bạn hoàn toàn có thể sáng tạo, thiết lập theo ý tưởng của chính mình, khiến website trở nên độc đáo và mới lạ hơn;
  • Tốc độ truy cập nhanh: Web tĩnh không có cơ sở dữ liệu chính vì thế mà tốc độ truy cập trang nhanh hơn, tạo được thiện cảm với người dùng khi load trang hơn;
  • Thân thiện với các công cụ tìm kiếm: Đây là ưu điểm đáng khen của web tĩnh. Bởi chính ưu điểm này nếu tận dụng tốt thì web của bạn có thể dễ dàng lên Top và hỗ trợ SEO hiệu quả hơn. Địa chỉ URL của các trang này cũng ngắn gọn và dễ nhớ hơn, nó không có chứa các ký tự đặc biệt hoặc dấu (?) như trong các trang web động;
  • Chi phí đầu tư thấp: Do không phải tiến hành xây dựng các cơ sở dữ liệu, cũng không mất thời gian lập trình và chi phí điều hành, quản lý… Chính vì thế mà chi phí đầu tư cho việc thiết kế web tĩnh là rất thấp. Do đó, có thể giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền khá cho những hoạt động khác khi lựa chọn loại hình website này;

Nhược điểm của web tĩnh

Web tĩnh thường khó thay đổi và cập nhật thông tin mới

Mặc dù có rất nhiều ưu điểm nổi trội, song đi kèm với đó web tĩnh cũng khiến người ta đau đầu và cảm thấy quan ngại bởi những nhược điểm:

  • Khó khăn khi thay đổi và cập nhật thông tin: Thường thì với web tĩnh cả cập nhật và thay đổi về nội dung rất khó, nếu muốn thay đổi buộc bạn phải hiểu về ngôn ngữ lập trình cũng như sử dụng được các chương trình thiết kế. Chính vì thế nếu là dân không chuyên thì mọi thay đổi của bạn sẽ diễn ra hết sức khó khăn và vất vả;
  • Web không thân thiện với người dùng, thông tin không linh hoạt: Một điểm trừ nữa của thiết kế web tĩnh đó là không đáp ứng được nhu cầu về thông tin khi người truy cập tăng cao. Bởi mọi thông tin trên web là cố định nên rất khó thay đổi;
  • Khó nâng cấp và mở rộng: Thông thường khi muốn mở rộng hay nâng cấp 1 website tĩnh là rất khó. Do đó, để có thể làm được buộc bạn phải tạo mới lại website, điều này gây tốn kém thời gian và chi phí cho người dùng;

Trên đây là một số thông tin về web tĩnh cũng như ưu nhược điểm trong thiết kế web tĩnh. Chính vì thế nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế web thì cần cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra lựa chọn cuối cùng.

– Lựa chọn số 1 cho doanh nghiệp bạn!